OZONE là một dạng thù hình của oxy, có công thức phân tử là O3.Ở điều kiện bình thường, ozone nguyên chất là chất khí màu xanh, có mùi hắc, có thể hóa lỏng
Từ những bài học đầu tiên trong những năm tháng thơ ấu chúng ta đã được học về những tầng khí quyển, trong đó có tầng ozone. Tầng ozone có nhiều tác dụng và một trong những tác dụng to lớn của tầng ozone đối với trái đất đó là chức năng bảo vệ trái đấy khỏi ảnh hưởng có hại của những tia cực tím ngoài vũ trụ.
Những nguyên tử Ozone là thành phần cấu tạo nên tầng ozone để bảo vệ trái đất. Ozone tồn tại dưới dạng hơi nên con người thường gọi là “khí ozone”
Khí ozone là gì? Khí ozone có cấu tạo như thế nào,tính chất ra sao và có ứng dụng gì cho cuộc sống không? CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi thú vị đó cho bạn đọc được tìm hiểu rõ hơn về khí ozone.
1. Khí ozone có cấu tạo như thế nào?
* Tính chất hóa học:
• Ozone có ký hiệu hóa học là O3 – một dạng thù hình của khí oxi, trong phân tử của nó có chứa ba nguyên tử oxi
• Ozone có khả năng oxi hóa mạnh mẽ, mạnh hơn cả Clo, nhưng không bền vững vì nó có thể chuyển hóa thành nguyên tử Oxi và phân tử O2, thời gian phân hủy từ 10 cho đến 30 phút tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường, độ PH,các chất có trong môi trường,…
*Tính chất vật lý:
• Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ tiêu chuẩn thì ozone là chất khí màu xanh nhạt, ozone dễ hóa lỏng màu xanh thẫm ở -112 độ C, và hóa rắn màu xanh thẫm ở -193 độ C
• Trong điều kiện bình thường Ozone là chất khí không màu, có mùi hơi tanh
2. Khí ozone có tác dụng gì?
+ Tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng, virus và các loại nấm mốc.
+ Khử các tế bào ung thư nếu trong giai đoạn đầu, u nang, men và các nấm có hại
+ Oxy hoá sắt, mangan sulfua và hydro sulffua.
+ Khử sạch mùi hôi, loại bỏ dầu mỡ và các chất gây ô nhiễm khác trong nước.
+ Khử mùi trong không khí như khói thuốc lá, mùi hôi, mùi ẩm mốc, mùi điều hòa, mùi thức ăn
+ Làm cho nước sạch sẽ và trong trẻo hơn, mát mẻ hơn, đồng thời loại bỏ đi những ion có hại trong nước
+ Ozone không làm mất màu tóc và quần áo.
+ Ozone không tạo thành các sản phẩm phụ gây ô nhiễm cho nước.
+ Ozone tiêu diệt các mầm vi sinh gây bệnh nước và không khí .
+ Ozone không gây ung thư, thân thiện với môi trường
3. Giải thích những tác dụng của ozone
* Vì sao ozone được ứng dụng để khử trùng rau quả
Vì ozone có khả năng “ly giải tế bào”. Trong quá trình hoạt động oxi hóa, ozone sẽ phá vỡ màng tế bào của vi sinh vật và phân tán các tế bào chất của vi khuẩn,q uá trình này diễn ra trong khoảng 5 giây. Vì thế mọi loại vi khuẩn, vi trùng bám trên bề mặt rau củ quả thực phẩm đều bị diệt sạch, không mang mầm mống gây bệnh cho người sử dụng
* Vì sao ozone được ứng dụng trong quá trình khử mùi
Cũng gần tương tự như chức năng khử trùng rau quả, ozone được ứng dụng để khử mùi hôi trong môi trường không khí, O3 sẽ phá vỡ những liên kết của các phân tử mùi khiến cho các loại mùi hôi tanh khó chịu trong không khí hoàn toàn biến mất chỉ trong vòng 50-60 giây. Mặt khác do tính chất oxi hóa cực mạnh nên nó trở nên không bền, dễ dàng bị phân hủy thành oxy phân tử và oxi nguyên tử: O3->O2 + O
Chính điều này đã giúp bổ sung 1 lượng dưỡng khí O2 cho không khí, giúp không khí thêm thoáng đãng, trong lành hơn
* Vì sao Ozone có thể dùng để tạo nước sạch, nước sát trùng
Ozone oxi hóa mạnh nên có thể loại bỏ những vi khuẩn, ion kim loại nặng và những chất hòa tan có hại trong nước tạo thành những hợp chất vô dụng mà không lấy đi những khoáng chất có lợi trong nước theo nguyên lý “ly giải tế bào”. Từ đó đảm bảo nguồn nước ngậm ozone là nước hoàn toàn sạch và vô trùng.
4. Ứng dụng thực tế của khí ozone
Từ năm 1906, tại Nice – Pháp đã cho khởi công xây dựng nhà máy sản xuất nước tinh khiết đầu tiên sử dụng Máy OZONE
Tại thành phố Los Angeles, bang California Mỹ cũng có nhà máy xử lý nước uống bằng khí ozone lớn nhất thế giới.
Tại Việt Nam, khí Ozone được ứng dụng trong nhiều sản phẩm đặc biệt là sản phẩm máy ozone công nghiệp và máy ozone gia đình. Hai loại sản phẩm này hiện nay đang rất được ưa chuộng vì công dụng hữu hiệu của nó đối với cuộc sống của mỗi gia đình và tác dụng của nó trong công nghiệp