Lâu nay, nước thải công nghiệp đang là vấn nạn của toàn xã hội. Các nhà khoa học, doanh nghiệp luôn tìm giải pháp xử lý trước khi đưa ra môi trường Một trong những phương pháp hiệu quả nhất là ứng dụng công nghệ ozone.
Doanh nghiệp cũng đau đầu vì nước thải
Phải nói, vấn đề xử lý nước thải doanh nghiệp đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Theo Ông Nguyễn Ngọc Lâm – Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường thì: nước thải có chứa kim loại nặng, hóa chất, a xít, xút trong tẩy rửa, dầu mỡ máy móc, thuốc bảo vệ thực vật… Khi ra môi trường, nó còn mang theo màu vật phẩm, mùi thành phẩm khó chịu. Đồng thời, nước thải còn là nơi trú ngụ, phát sinh các vi khuẩn gây các bệnh.
Khi ra sông suối, ruống đồng, nước thải làm ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí khu vực xung quanh, phá hủy và làm thay đổi hệ sinh thái thủy sinh. Nguy hiểm nhất là các sinh vật, hoa màu bị chết hay không phát triển nổi. Ngay cả con người sống xung quang khu vực cũng mắc dịch bệnh hay ủ bệnh lâu dài. Việc một số doanh nghiệp cố tình xả thải ra môi trường gây ảnh hưởng lớn đến dân cư. Mỗi lần phát hiện doanh nghiệp lén xả nước thải lại tạo ra làn sóng dư luận phẫn nộ. Thậm chí, đã dựng thành phim cho thấy nước thải công nghiệp không còn là vấn đề của doanh nghiệp, địa phương mà đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội.
Nhà nước quy định các doanh nghiệp phải xử lý nước thải đạt cấp độ tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường. Việc xử lý nước thải cần khoản đầu tư, xây dựng quy trình hệ thống và vận hành nghiêm túc. Theo ông Lâm, đa phần các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải. Nhưng một số doanh nghiệp đầu tư xử lý không hợp chuẩn hay bỏ qua một số công đoạn. Thậm chí còn lén xả nước chưa hề xử lý ra môi trường.
Cách làm chưa nghiêm túc này giảm được chút chi phí nhưng nhiều khi doanh nghiệp phải gánh chịu những hậu quả to lớn. Khi bị phát hiện, đơn vị xả thải sẽ bị kiểm tra hệ thống xử lý nước, bị phạt nặng về xã thải ô nhiễm. Đồng thời, doanh nghiệp còn phải đền bù thiệt hại cho cư dân sống trong khu vực.
Xử lý bằng Ozone đem lại hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, vấn để xử lý nước thải có nhiều phương cách khác nhau. Tuy nhiên, ozone là giải pháp tối ưu nhất. Theo bà Dương Thị Thùy Linh, thành viên nhóm nghiên cứu “Xử lý nước thải công nghiệp bằng quá trình Peroxone” của Viện khoa học và công nghệ môi trường- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì ozone xử lý được cả sáu vấn đề của nước thải hiện nay. “Khí ozone khử màu, khử mùi, tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc hiệu quả. Nguyên tử oxy còn phá vỡ cấu trúc các phân tử hữu cơ như mạch benzen (C6H6), hợp chất gốc thơm CHC, phân tử thuốc trừ sâu… và phân hủy chúng thành các chất hóa học cơ bản và trung tính. Đồng thời, phản ứng oxy hóa khử biến những hóa chất kim loại trong nước thành chất kết tủa, kết hợp với phần từ vô cơ như phốt pho, lưu huỳnh… thành những dạng khí thoát khỏi nước.
Điều đặc biệt nữa là ozone còn tạo nên các chất tẩy khác song hành. Phản ứng của ozone với nước và một số hóa chất khác trong nước sinh ra các hợp chất H2O2 , OH&… có tính chất khử và hòa tan tạp chất kim loại, hữu cơ, vô cơ… Các Ion âm như OH-, O- , O2H2- có tác dụng bắt các tạp chất lững lơ, làm cho nước tinh sạch hơn.
Nhóm nghiên cứu của bà Thùy Linh thì ozone khử được trên 90% hàm lượng COD, BOD5 và SS, tiêu diệt trên 95% chỉ số coliform…. Nước thải của máy ozone không phát sinh sản phẩm thứ cấp gây độc hại, đảm bảo tiêu chuẩn để xả ra môi trường. Nếu thêm công đoạn xử lý ozone thứ cấp, sẽ đảm bảo đưa nước thải thành nước cấp đủ tiêu chuẩn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
“Việc ứng dụng công nghệ ozone cũng cho phép hệ thống hoạt động ổn định ở mọi nhiệt độ môi trường trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Trong khi đó, các hệ thống thiết kế thông thường, có sử dụng bể phân hủy hiếu khí, chạy rất chậm vào mùa đông do vi khuẩn hiếu khí hoạt động kém trong điều kiện thời tiết lạnh.
Hệ thống xử lý nước thải bằng ozone theo nguyên tắc bình thông nhau nên không tốn chi phí bơm nước như các thiết kế thông thường khác. Do máy ít tiêu tốn điện năng nên giảm trên 40% chi phí vận hành so với hệ thống thông thường. Ngoài ra, còn giảm 30 – 70% diện tích xây dựng cơ bản do không tốn nhiều diện tích xây bể điều hòa nhờ khâu tuyển nổi – tách rác được thực hiện linh hoạt, tự động. Quá trình dùng ozone để oxy hóa – khử các chất thải và Coliform diễn ra nhanh gấp hàng chục lần so với xử lý bằng vi sinh hiếu khí. Đồng thời, hệ thống được thiết kế tự động theo nguồn nước thải nên chỉ cần một nhân viên cũng vận hành được.” Bà Dương Thị Thùy Linh cho biết.
Chọn nhà cung cấp nào cho tốt?
Hiện nay, trên thị trường có một số nhà cung cấp máy ozone cho xử lý nước thải. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần phát triển công nghiệp và dịch vụ khoa học kỹ thuật Bách Khoa (BKIDT) là một trong những đơn vị cung cấp hàng đầu về chất lượng tại Việt Nam. Với 7 năm kinh nghiệm cung cấp và phát triển công ty đã cho ra thị trường hàng ngàn máy Ozone xử lý nước thải,BKIDT chuyên cung cấp các máy Ozone công suất lớn từ 2g/h – 100g/h sử dụng làm sạch nước, khử mùi, khử màu, khử hóa chất độc hại trong các nhà máy sản xuất nhỏ, hộ cá thể, doanh nghiệp đơn lập. Ngoài ra, BKIDT đang chú trọng sản xuất máy ozone với công suất lớn (trên 500 g/h) theo công nghệ châu Âu dùng cho xử lý nước thải trong khu công nghiệp. Điểm ưu thế là BKIDT sản xuất trong nước đã cho ra được nhiều máy ozone có độ bền cao giảm được trên 50% chi phí so với việc mua máy ngoại nhập cùng công suất.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 260 khu công nghiệp tập trung. Xử lý nước thải cho các nhà máy trong các khu công nghiệp tiêu tốn rất nhiều nguồn lực của cả doanh nghiệp lẫn Nhà nước. Vì vậy, ứng dụng công nghệ ozone trong xử lý nước thải là giải pháp tối ưu giảm chi phí và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.